Các loại binh chủng Quân đội nhà Trần

Thủy binh

Đây có lẽ là binh chủng đặc biệt nhất của quân đội Đại Việt thời Trần, vì thủy quân không chỉ là lực lượng chủ lực mà còn biểu trưng cho văn hóa của vương triều. Tổ tiên nhà Trần có xuất thân ngư dân, quen sống sông nước nên con cháu sau khi lên ngôi chú trọng phát triển thủy quân như để lưu giữ, tôn vinh nét đẹp truyền thống của gia tiên.

Thuyền chiến Mông đồng

Đây là một loại thuyền chèo hạng nhẹ, có mũi bằng kim loại và lướt nhanh. Theo An Nam chí lược của Lê Tắc, thuyền Mông đồng ở Việt Nam được áp dụng từ thời Bắc thuộc, do Trương Châu_An Nam đô hộ phủ (806-810) dưới thời Đường Hiến Tông chủ trương chế tạo nhằm thay thế các loại thuyền chiến lớn không phù hợp với địa hình vùng Giao Chỉ. Thời kỳ đầu, quân số của mỗi thuyền chỉ khoảng 50 người, đến thời Trần thì tăng lên đến hàng trăm tay chèo.

Kị binh

Phục dựng thiết kỵ thời nhà Trần, dựa vào hiện vật mũ sắt và khiên

Lực lượng kị nhà Trần rất đa dạng về chủng loại: khinh kị binh, trọng giáp kị binh và thiết kị binh. Kị binh sử dụng giống ngựa Bắc Hà có nguồn gốc ở vùng rừng núi phía bắc của Đại Việt, mặc dù kích thước cơ thể nhỏ, nhưng lại bền bỉ và dẻo dai. Vào thời kỳ trung đại, chỉ có quý tộc hoặc gia đình giàu có đủ điều kiện kinh tế để sở hữu ngựa, nên kị binh thời Trần đa phần thuộc cấm quân, vương hầu quân hay sương quân. Ngoài ra, các lộ quân hoặc biên quân miền sơn cước cũng xây dựng những đội ngựa chiến riêng, nhờ vào truyền thống chăn ngựa ở các địa phương đó.

Khinh kị binh

Trên chiến trường, kị binh hạng nhẹ thường được giao nhiệm vụ trinh sát, đánh tập kích hoặc phá hoại căn cứ hậu cần của đối phương để chờ quân chủ lực tham chiến. Trong công tác biên phòng, những tộc người thượng phía bắc thường tổ chức các toán kị binh nhẹ đi tuần biên, thậm chí tập kích một số sào huyệt của đạo tặc khi cần, đặc biệt khi có chiến tranh. Với sức cơ động cao, khinh kị binh có thể làm tiêu hao sinh lực địch, phá hủy kho quân nhu, qua đó hỗ trợ đắc lực cho quân triều đình.

Điển hình như năm 1258, khi chủ trại Quy Hóa Hà Bổng tập kích quân Mông Cổ đang trên đường rút về Vân Nam, khinh kị binh người Tày-Thái thậm chí đã gây tổn thất cho lực lượng kị binh nặng đối phương đang rệu rã do đói khát và tâm lý sợ hãi. Nhưng vì quân của Hà Bổng quá ít nên thương vong của quân Mông Cổ không đáng kể.

Trọng giáp kị binh

Về nguyên tắc, lực lượng này được trang bị đầy đủ và huấn luyện nghiêm ngặt hơn khinh kị binh. Trong thế kỷ 13, trọng kị binh Mông Cổ và Trung Hoa là lợi hại bậc nhất thế giới, nhờ học hỏi mô hình của các sắc dân Đột Quyết Trung Á, Ả Rập hay thậm chí Nữ Chân. Nhờ tiếp giáp cả Nam Tống lẫn Nguyên Mông sau này, nước Đại Việt cũng đã chế tạo giáp trụ cho kị binh tương đồng với Trung Quốc, tác chiến theo kiểu đột phá, đánh vu hồi như Mông Cổ. Bằng chứng là khi xảy ra chiến tranh với các nước này, quân Trần đã hoàn toàn chủ động trong vận hành chiến thuật, chiến lược trước lực lượng tương đương của đối phương như một hình thức ''gây ông đập lưng ông''.

Thiết kị binh

Dựa trên các hiện vật giáp trụ, mũ, khiên bằng sắt của kị binh thời nhà Trần, đã có giả thiết về sự tồn tại của lực lượng thiết kị ở Việt Nam dưới thời kỳ -Trần thậm chí đến nhà Hậu Lê sau này.[13] Các quân trang này có thiết kế tinh sảo và độ bền cao, giúp chúng gần như nguyên vẹn qua hàng thế kỷ, chứng tỏ chi phí gia công của chúng ở mức đắt đỏ. Mặt khác, binh chủng thiết kị có chế độ huấn luyện hà khắc bậc nhất, thể chất tốt nhất, tính kỉ luật cao nhất trong quân đội. Vì vậy, hầu như chỉ có lực lượng cấm quân triều đình và gia binh của các đại quý tộc phù hợp để xây dựng các đội thiết kị trong chiến đấu.

Tại trận Chương Dương độ (1288), Chiêu Minh vương Trần Quang Khải của nhà Trần đã chỉ huy lực lượng thiết kị Thánh Dực quân công phá hoàn toàn đội hình kị binh Mông Cổ trên một mặt trận mở, trước khi phá hoại căn cứ thủy quân và kho lương của họ. Như vậy, thiết kị Đại Việt chính là đối trọng đáng gờm nhất với kị binh Mông Cổ trên chiến trường.

Tuy nhiên, do phải chiến đấu trong tình trạng nặng nhọc nên thiết kị dễ dàng xuống sức hơn, đặc biệt vào những ngày hè oi ả. Cho nên, thiết kị chỉ phát huy hiệu quả trong các cuộc tiến công ngắn hạn có tính chất quyết định và có sự bọc lót tốt từ các phi đội kị binh nhẹ hơn.

Bộ binh

Từ năm 1253, vua sai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn lập trường Giảng Võ để đào tạo võ thuật cho nhân tài cả nước, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng võ nghệ thực chiến.[14] Các môn võ đối kháng truyền thống được rèn luyện cho lính bộ binh sĩ.

Đây là binh chủng có quân số đông đảo nhất cả nước, vì lãnh thổ Đại Việt đa dạng về địa hình (núi, rừng, sông, suối,...), nên việc phát triển bộ binh đảm bảo tính hiệu quả cao trong tác chiến lẫn kinh tế.

Khắc họa trên gốm thời Trần, mô tả bộ binh cầm giáo và khiên giao đấu đối kháng

Tượng binh